Xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè và những thông tin tổng quan

Từng là khu đồng không mông quạnh, dân cư thưa thớt, sau 10 năm, xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP.HCM) đang dần thay da đổi thịt nhờ sự phát triển của hạ tầng – giao thông và chính sách quy hoạch bài bản.

Vài năm trở lại đây, Phước Kiển Nhà Bè thu hút được đông đảo người mua ở và giới đầu tư bất động sản. Vậy khu vực Phước Kiển có đặc điểm gì nổi bật?

Vị trí khu Phước Kiển Nhà Bè

Phước Kiển là một xã nằm ở phía Tây của huyện Nhà Bè và phía Tây Nam ngoại thành TP.HCM. Xã được thành lập vào năm 1975 trên cơ sở hợp nhất hai xã Phước Long Đông và Long Kiểng cũ. Xã Phước Kiển có diện tích tự nhiên 1.503,91 ha, chiếm 6,05% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, dân số 24,765 người (năm 2010), mật độ dân số đạt 1.651 người/km.


Vị trí xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Ảnh chụp Google Maps.

Ở phía Bắc, Phước Kiển tiếp giáp với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng của quận 7, cách 1 con kênh đã có sẵn 2 cây cầu bắc qua nên người dân Phước Kiển có thể thừa hưởng tiện ích sẵn có của khu đô thị liền kề. Sắp tới, khi cầu Phước Long được khởi công và đưa vào sử dụng, khoảng cách từ Phước Kiển Nhà Bè tới phường Phú Mỹ quận 7 lại càng được rút ngắn lại.

Xuôi về phía Nam, xã Phước Kiển cũng gần cụm cảng lớn nhất TP.HCM nằm dọc theo sông Soài Rạp, bao gồm cảng container quốc tế SPCT, Cảng quốc tế Long An, Tân cảng Hiệp Phước, khu công nghiệp Hiệp Phước. Đây là cụm cảng thu hút hàng trăm dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới hơn 43.000 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. 

Hạ tầng - giao thông

Các trục đường lớn chạy qua địa bàn xã Phước Kiển bao gồm: Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Phạm Hữu Lầu. Trong đó, đường Nguyễn Hữu Thọ được xem là trục đường xương sống của xã và của toàn huyện Nhà Bè, đóng vai trò kết nối huyện Nhà Bè với khu vực trung tâm Sài Gòn.

Hạ tầng - giao thông xã Phước Kiển cũng được "ăn theo" sự phát triển chung của huyện Nhà Bè khi xã đóng vai trò là bộ mặt của toàn huyện. Chính quyền thành phố đã và đang lên kế hoạch triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông tại Nhà Bè góp phần tạo động lực cho sự phát triển của Nhà Bè nói chung và xã Phước Kiển nói riêng. Công trình nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh (quận 7) đang được xây dựng sẽ góp phần giải tỏa áp lực giao thông ngay cửa vào xã Phước Kiển. Thành phố cũng dành nhiều ngân sách để đầu tư, nâng cấp và mở rộng cầu đường thuộc xã Phước Kiển, cụ thể:

- Triển khai thi công tuyến metro 4 với tổng mức đầu tư 97.000 tỷ đồng (đi qua các quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè) chạy song song với đường Nguyễn Hữu Thọ kéo dài từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị cảng Hiệp Phước.

- Mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ (kết nối Nhà Bè với trung tâm quận 1, quận 4 và quận 7) từ 4 làn xe lên 6-8 làn xe.

- Nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Lương lên 40m. Xây mới 4 cầu Rạch Rơi, Rạch Đỉa, Rạch Tôm, Long Kiểng đoạn qua huyện Nhà Bè.

Tuyến buýt 72, 86, 110 đi qua địa bàn xã tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân trên địa bàn, đặc biệt là khu vực dân sinh dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Phạm Hữu Lầu, Đào Sư Tích có thể đi lại và kết nối với khu vực nội thành của TP.HCM.

Về hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe, ngoài trạm y tế xã Phước Kiển ở số 1410 đường Lê Văn Lương, cư dân cũng có thể tiếp cận các dịch vụ y tế của cơ sở tuyến huyện là bệnh viện huyện Nhà Bè nằm tại số 281A, đường Lê Văn Lương.

Về hệ thống giáo dục, trên địa bàn xã có trường tiểu học Tạ Uyên, trường tiểu học Lê Quang Định, trường tiểu học Bùi Văn Ba, trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Quỳ (trường trung học cơ sở Phước Kiển 1 cũ) và trường trung học phổ thông Phước Kiển.

Môi trường sống

UBND TP.HCM xác định, đô thị hóa huyện Nhà Bè là tất yếu nhưng phải đảm bảo hài hòa, giữ được không gian xanh, đặc biệt là diện tích cây xanh, cảnh quan thiên nhiên, sông ngòi…

Xã Phước Kiển với lợi thế được bao quanh bởi rạch Long Kiểng, rạch Ông Lớn, rạch Đĩa và có nhiều rạch nhỏ đan xen giữa các khu dân cư nên không gian sống gần gũi với thiên nhiên cùng cảnh quan sông nước hữu tình. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, người dân khu vực xã Phước Kiển đang phải hứng chịu mùi hôi thối của rác thải và kênh, rạch, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Xã Phước Kiển sở hữu một số địa điểm vui chơi hấp dẫn với cảnh sắc đặc trưng như khu ẩm thực sinh thái Tháp Ngà - Bình Xuyên 2 với diện tích 30.000m2 hay công viên hồ Lavila với diện tích 46.000m2 thuộc dự án nhà phố Lavila.

Tình hình bất động sản

Phước Kiển hiện là xã tập trung nhiều chung cư nhất huyện Nhà Bè với nhiều dự án nột bật phân bổ 2 bên đường Lê Văn Lương và Nguyễn Hữu Thọ như Khu dân cư Phước Kiến A, chung cư Hoàng Anh An Tiến, Sunrise Riverside, Saigon South Residences Phú Mỹ Hưng, căn hộ cao cấp Silver Star, KDC Tân An Huy, khu căn hộ Phú Hoàng Anh, chung cư Hoàng Anh Gold House, 7-Eleven The Park Residence, Dragon Hill 1 và 2, khu dân cư Vina Nam Phú, biệt thự Dragon Parc 1 và 2, khu biệt thự Nine South, khu dân cư Đào Sư Tích, khu dân cư Gia Long Riverside, khu đô thị Metrocity...


Khu dân cư hiện hữu trên địa bàn xã Phước Kiển.

Theo đánh giá, Phước Kiển dù nằm rất gần Phú Mỹ Hưng nhưng vẫn là một xã thuộc huyện Nhà Bè, cộng với quỹ đất lớn nên giá bất động sản còn tương đối mềm so với mặt bằng chung. Cách đây 6-7 năm, đất thổ cư chỉ trên dưới 10 triệu đồng/m2, đất nông nghiệp chỉ 1-2 triệu đồng/m2. Khi tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành được khởi công, giá đất bỗng tăng vọt, nhiều khu vực tăng thêm 10-20 triệu mỗi mét vuông. Hiện giá đất trung bình tại Phước Kiển khoảng 40 triệu đồng/m2, giá trung bình căn hộ khoảng 30 triệu đồng/m2, nhà phố riêng lẻ khoảng 75-95 triệu đồng/m2 tùy diện tích và khu vực.

Khánh An (tổng hợp)

Tin tức

Thứ tư, 13/12/2023

Một căn penthouse 5 phòng ngủ có diện tích gần 22.000 feet vuông (tương đương khoảng hơn 2.000m2) đã được bán với giá hơn 136 triệu USD (tương đương khoảng 3.200 tỷ đồng), xác lập kỷ lục căn hộ áp mái đắt nhất ở Dubai dù chưa thành hình.

Thứ tư, 13/12/2023

Sáng nay, giá vàng thế giới biến động nhẹ, đồng USD giảm trước thềm cuộc họp Fed. Trong khi đó, giá vàng trong nước được điều chỉnh giảm mạnh, mức cao nhất lên đến 400.000 đồng/lượng.